HomeGóc chuyên môn

NLP là gì ?

NLP là gì ?
Like Tweet Pin it Share Share Email

Chắc hẳn bạn đang rất tò mò không hiểu NLP là cái quái gì, mà có rất nhiều người thành công nhắc đến nó? Nó có liên quan gì đến mình không mà sao nghe nó hoàn toàn xa lạ? Nó có đáng để bạn lưu tâm tìm hiểu và đem lại cho bạn giá trị gì lớn hay không? Nó có đơn giản để bạn có thể áp dụng được vào cuộc sống của mình hay không? … Hiện tượng tâm lý trên hoàn toàn dễ hiểu bởi vì nó là một thuật ngữ mới mà ngay cả người dân ở đất nước nó sinh ra khi nghe đến cũng không hiểu ngay được. Vậy, chúng ta cùng từng bước làm rõ từng câu hỏi trên nhé!

NLP LÀ GÌ?

“Sự khác biệt giữa một người tương đối thành thạo và một người thật sự vượt trội trong cùng một lĩnh vực là gì?” 

Đó là câu hỏi mà Richard Bandler John Grinder đặt ra trên hành trình tìm kiếm công cụ xuất sắc trong việc phát triển tiềm năng bản thân. Câu trả lời đã được họ tìm ra vào những năm 1970 khi họ nghiên cứu và mô hình hóa những nhà trị liệu nổi tiếng thời bấy giờ là Fritz Perls (Trị liệu Gestalt), Virginia Satir (Trị liệu Gia đình), Milton Erickson (Thôi miên trị liệu).

Richard Bandler John Grinder đã phát hiện ra ẩn dưới mỗi sự thành công  của mỗi người là thái độ và phương thức tư duy hành động nhất định và chúng ta có thể học hỏi những thái độ và phương thức đó áp dụng cho chính mình. Nói nôm na có thể hiểu: NLP là bộ môn nghiên cứu những người thành công, mô hình hóa thành các quy trình để có thể áp dụng giúp thay đổi bản thân một cách nhanh chóng.

Đến năm 1976 thì cái tên NLP được chính thức ra đời và nó là từ viết tắt của Neuro Linguistic Programming ( Lập trình Ngôn ngữ Tư duy ). Nó chứa đựng ba thành tố có ảnh hưởng lớn nhất đến việc hình thành những kinh nghiệm cá nhân của mỗi con người: Neuro (Hệ thống thần kinh), Linguistic (Ngôn ngữ học), và Programming (cách lập trình hay cách lập ra các mô thức).

Chi tiết 3 thành phần của NLP:

Chúng ta cũng có thể định nghĩa lại NLP theo cách sau:

NLP là môn khoa học nghiên cứu các cách thức TẠO RA hay CÀI ĐẶT các CHƯƠNG TRÌNH tâm trí đã có bằng cách dùng NGÔN NGỮ tác động vào TIỀM THỨC nhằm đạt được KẾT QUẢ MONG MUỐN.

NLP là một bộ môn mang tính nghệ thuật:
NLP có thể được coi là một nghệ thuật bởi vì mỗi người khi áp dụng các nguyên lý và kỹ thuật NLP cho mình đều mang một phong cách cá nhân riêng.

NLP là một bộ môn mang tính khoa học:
NLP cũng có thể được coi là khoa học bởi vì có một phương pháp và quy trình để phát hiện các mẫu được các cá nhân nổi bật sử dụng (mô hình NLP) để đạt được kết quả cụ thể. NLP là nghiên cứu thực tế chủ quan và nó cung cấp một mô hình về cách các cá nhân cấu trúc những trải nghiệm độc đáo của cuộc sống.

Chúng ta cùng xem một cách giải nghĩa về NLP của chương trình Talk Việt Nam nhé:

CÁC NHÂN VẬT ĐƯỢC MÔ HÌNH HÓA:

Ý TƯỞNG: Một trong những ý tưởng độc đáo nhất của NLP là: Nếu một người nào đó làm được việc gì, thì ta sẽ có khả năng tìm hiểu cách thức họ làm như thế nào và lặp lại nó. Nguyên Lý Mô Phỏng (Principle of Modelling) của NLP là một trong những cách tiếp cận độc nhất vô nhị cho việc phát hiện và bắt chước những kỹ năng tiềm thức của những người kiệt xuất (có năng khiếu bẩm sinh) để dạy lại cho những người khác những kỹ năng mà bình thường rất khó có thể học được.

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC:

Giáo sư Gerald Edelman, người đoạt được giải Nobel, đã trải qua 30 năm nghiên cứu các chức năng hoạt động của bộ não. Ông kết luận rằng hơn 10 tỉ tế bào thần kinh trong chúng ta đã sắp xếp thành từng nhóm và hình thành những bản đồ phản ánh lại kinh nghiệm của chúng ta. Những bản đồ này cho phép chúng ta ý thức về thế giới cũng như về bản thân. Những liên kết giữa các tế bào càng hoạt động thường xuyên sẽ càng phát triển mạnh; những phần còn lại sẽ hao mòn dần.

Nỗi ám ảnh là một ví dụ hay về hoạt động của bộ não. Một trường hợp cá biệt (sợ độ cao, nhện…) sản xuất ra một phản ứng vật chất mạnh mẽ (đổ mồ hôi tay, thở gấp, hoảng sợ, …) Bộ não nhận biết điều đó một cách nhanh chóng và ngay sau đó, mỗi khi người đó gặp kích thích tương tự, cơ thể của họ biết phải phản ứng tương đương. Một điều ngạc nhiên là những người mắc chứng sợ hãi không bao giờ quên phản ứng này. Đây là chiến lược học hỏi một lần hoàn hảo.

Một mặt những phản ứng theo thói quen tất yếu này dẫn đến bất lợi cho chúng ta là bị ám ảnh, thì mặt khác nó cũng có lợi là chúng ta làm nhiều việc mà không cần suy nghĩ như buộc dây giày, lái xe…

Vì vậy NLP nghiên cứu tỉ mỉ về cách mỗi cá nhân hành xử theo thói quen như thế nào. Với NLP chúng ta có thể nhận thấy những khuôn mẫu nào đáp ứng và phục vụ chúng ta. Sau đó chúng ta có thể thêm vào những khuôn mẫu mới cho hành vi cư xử của mình và đạt hiệu quả hơn trong những trường hợp khi mà trước kia chúng ta đã ứng xử không hiệu quả. Nếu chúng ta hiểu chính bản thân mình, chúng ta có thể lựa chọn về việc chúng ta muốn trở thành người như thế nào trong tương lai.

NGUYÊN LÝ KỸ THUẬT:

NLP nghiên cứu tỉ mỉ về cách mỗi cá nhân hành xử theo thói quen như thế nào. Với NLP, chúng ta có thể học hỏi từ người khác những mô thức nào có ích và phục vụ chúng ta. Sau đó chúng ta có thể luyện tập những mô thức mới cho hành vi của mình (giống như tái lập trình não bộ) nhằm tiến bộ hơn trong những trường hợp mà trước kia chúng ta đã ứng xử không hiệu quả.

NLP nhằm vào việc thay đổi tận gốc của hành vi, tức thay đổi lối tư duy dẫn đến hành vi. Cuộc sống, năng lực cũng như trình độ đều là hệ quả của cách chúng ta suy nghĩ. Việc thay đổi tận gốc vì vậy là điều bắt buộc nếu một người muốn nâng cao bất cứ kỹ năng nào, hoặc thay đổi các thói quen đã bám rễ. Trong nhiều trường hợp, việc thay đổi này khá dễ dàng và mang lại hiệu quả cao.

Chúng ta giao tiếp với thế giới bên ngoài thông qua 5 giác quan: thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác, và vị giác. Chúng ta tiếp nhận những tác nhân kích thích từ bên ngoài, và tái tạo lại chúng bên trong não bộ dưới một hình thức khác. Việc này hình thành bên trong não bộ chúng ta một thế giới thu nhỏ và chủ quan của riêng chúng ta.

Việc tổng hợp tất cả những gì ta thu nhận từ bên ngoài vào não bộ tạo nên những mô thức hành vi và phản ứng trong các hoàn cảnh khác nhau của cuộc sống, việc này còn được gọi là “lập trình”. Những mô thức (hay gọi một cách đơn giản là thói quen) này sẽ lặp đi lặp lại nếu không có cản trở hay thay đổi gì. Nó giống như máy ghi âm tua lại cùng một nội dung nếu như nó không bao giờ được ghi âm nội dung khác chồng lên. Vấn đề là ở chỗ, những mô thức lặp đi lặp lại này có những cái rất hữu ích nhưng có những cái thì hoàn toàn không (hoặc thậm chí có hại).

Những người sáng lập ra NLP đã nhận ra rằng, mọi người không phản ứng trực tiếp với thế giới chung quanh họ. Trước tiên, họ dùng những gì thu nhận được từ thế giới bên ngoài trong quá trình sống và lớn lên của bản thân để “lập trình” cho bộ não của mình, rồi cứ thế mà hành động và phản ứng (một cách gần như tự động) theo các chương trình đã được cài sẵn đó.

NLP có một số nguyên lý rất hay, hai trong số chúng là:
“Nếu bạn tiếp tục làm mọi thứ theo cách bạn luôn làm, thì bạn sẽ mãi chỉ đạt những gì bạn đã có!”
– “Nếu những gì bạn đang làm không hiệu quả, hãy làm điều gì khác!”

LỢI ÍCH:

Các nhà sáng lập và nghiên cứu NLP tin rằng: nếu con người có thể sử dụng một cách hiệu quả những nguyên lý và kỹ thuật trong NLP, họ có thể đạt được khả năng giao tiếp đầy nghệ thuật, có được một cuộc sống hạnh phúc, giàu có và mãn nguyện hơn. Điều này đã được chứng minh trong cuộc sống qua rất nhiều câu chuyện thành công trong nhiều lĩnh vực.

Hiện nay, nhiều người cho rằng NLP là một trong những cách tiếp cận tốt nhất để đạt được đến nghệ thuật trong giao tiếp, trong phát triển bản thân và trong việc vươn đến những thành công vượt trội.

Thông qua việc am hiểu NLP, bạn sẽ:
– Học được cách điều khiển trạng thái cảm xúc của bản thân.
– Phát triển được kỹ năng thuyết phục trong giao tiếp.
– Vượt qua được những trở ngại trong công việc và cuộc sống.
– Giúp được những người xung quanh mình thành công.
– Và làm được nhiều điều thú vị khác trong cuộc sống.

ỨNG DỤNG CỦA NLP:


BandlerGrinder cam đoan rằng NLP giải quyết các vấn đề như sợ ám ảnh (phobia), trầm cảm, rối loạn thói quen, psychosomatic illnesses, và rối loạn học tập. Mục đích của những người sáng lập là “tìm ra cách để làm cho cuộc sống con người tốt đẹp, sung mãn và giàu có hơn.” Họ tuyên bố rằng nếu những dạng hành vi của những người kiệt xuất có thể mô hình hóa (ví dụ các phẫu thuật gia nổi tiếng), mọi người có thể dễ dàng học được. NLP đã được một số nhà trị liệu thôi miên vận dụng trong các buổi hội thảo tiếp thị cho doanh nghiệp và chính phủ.

NLP (Lập Trình Ngôn Ngữ Tư Duy) đã được ứng dụng rộng rãi với kết quả vô cùng khả quan trong rất nhiều lĩnh vực:
– Kinh doanh: xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch, xây dựng kế hoạch khả thi chi tiết, …
– Huấn luyện: rèn luyện bản thân, huấn luyện cho đội nhóm, huấn luyện cho con cái, …
– Bán hàng: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán, kỹ năng tạo thiện cảm, kỹ năng tư vấn, kỹ năng thuyết trình, …
– Lãnh đạo: kỹ năng Xây dựng các phòng ban bộ phận, kỹ năng phân loại nhân viên, kỹ năng phân việc đúng người đúng việc, kỹ năng hỗ trợ nhân viên, …
– Tâm lý học
– Thể thao
– Y tế
– Thương thuyết
– Giáo dục
Và nhiều lĩnh vực khác…

Ngày nay, hầu hết những quyển sách về phát triển bản thân đều chứa đựng một vài kỹ thuật NLP, và nó đã được kết hợp ít nhiều vào hầu hết những khóa đào tạo kỹ năng sống và kỹ năng mềm. Tuy nhiên, không phải khóa học nào cũng vận dụng NLP một cách bài bản.

NLP được sử dụng trong giáo dục ở nhiều mảng khác nhau. Ví dụ: các giáo viên có thể tìm hiểu sự khác biệt giữa những đứa trẻ phân loại và lưu trữ thông tin theo thị giác (visual), thính giác (auditory) hay cảm giác (kinesthetic) – thường được gọi là phương pháp VAK . Có được thông tin này có thể giúp giáo viên điều chỉnh ngôn ngữ của họ để những gì họ dạy sẽ có thể được nhiều học trò lĩnh hội một cách thấu đáo và trọn vẹn nhất.

Các bác sĩ và luật sư đang tận dụng những kỹ thuật NLP tương tự để thu thập thông tin chất lượng từ bệnh nhân và khách hàng. NLP cũng được sử dụng để nghiên cứu sức ảnh hưởng của hệ thống niềm tin đối với bệnh tật. Bước đầu nhận thấy cách các bác sĩ trao thông tin cho bệnh nhân như thế nào có thể là một công cụ hữu ích cho việc phục hồi (hoặc ngược lại). Không có lĩnh vực nào như lĩnh vực về sức khỏe mà câu châm ngôn “Nếu bạn tin vào điều gì thì nhiều khả năng điều đó sẽ diễn ra theo cách bạn tin” lại đúng đến thế.

Đặc biệt, NLP được dùng rất nhiều trong việc phát triển bản thân. Nó tập trung vào bạn muốn gì, bạn muốn trở thành người như thế nào, và làm thế nào để tìm thấy động lực bên trong để giúp bạn thay đổi. Thay vì đi theo các tâm lý truyền thống thường có khuynh hướng tập trung vào vấn đề và nguyên nhân của vấn đề, NLP tập trung vào giải pháp nhiều hơn.

NLP được sử dụng trong thể thao nhằm bảo đảm sự lặp lại của phong độ đỉnh cao cho các vận động viên.

Trong lĩnh vực kinh doanh cũng như công nghiệp, NLP đã và đang được sử dụng để tăng cường hiệu quả bán hàng, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng thuyết trình, thúc đẩy, quản lý áp lực, và hầu hết các lĩnh vực mà bạn có thể nghĩ đến. Các thành viên trong cộng đồng doanh nghiệp được huấn luyện về NLP cũng đang được hướng dẫn vượt qua kế hoạch để đạt được thành công mà họ tự đặt ra, cũng như đóng góp vào những phương pháp để vượt trội đã được chứng minh.

NHỮNG AI CÓ THỂ HỌC ĐƯỢC NLP:
Mặc dù các kỹ thuật NLP có các tên mang tính thuật ngữ kỹ thuật khó hiểu nhưng NLP là một bộ môn ứng dụng Tâm lý được mô hình hóa thành các quy trình kỹ thuật đơn giản, cụ thể và liên quan tới tất cả các mặt trong cuộc sống nên bất kỳ ai vẫn còn khả năng tự nhận thức và có mong muốn thay đổi thân thì đều học được NLP mà không phân biệt già trẻ, không phân biệt trình độ học vấn, không phân biệt chuyên môn … đều có thể học và ứng dụng được NLP.

CÁC CẤP ĐỘ CỦA NLP:
Khi chúng ta ứng dụng NLP cho bản thân thì không phân biệt các cấp độ của NLP, chúng ta chỉ cần sử dụng các công cụ, kỹ thuật hợp lý với nhu cầu của mình. Còn nếu bạn muốn ứng dụng NLP cho người khác thì chúng ta có 4 cấp độ sau:

  1. Nhà thực hành NLP căn bản: là người có thể sử dụng các công cụ NLP cơ bản để giúp đỡ người khác.
  2. Nhà thực hành NLP nâng cao: là người đã tốt nghiệp trình độ căn bản và sau đó có thể sử dụng các kỹ thuật NLP nâng cao để can thiệp sâu giúp khách hàng của mình thay đổi mạnh mẽ hơn.
  3. Nhà đào tạo NLP là người được cấp quyền từ các tổ chức NLP quốc tế để đào tạo và cấp chứng chỉ 2 cấp độ NLP căn bản và NLP nâng cao
  4. Nhà đào tạo NLP nâng cao, thì đào tạo tất cả cấp độ NLP còn lại
  5. Còn một nhánh nữa là Nhà phát triển NLP (NLP Developer), là những người thành thục các kỹ thuật NLP sẵn có và có khả năng phát triển các công cụ NLP mới

 

DANH SÁCH MỘT SỐ KIẾN THỨC, CÔNG CỤ TRONG NLP

1 Aligning Perceptual Positions Thống nhất các vị trí nhận thức
2 Analogue Marking Đánh dấu tương tự
3 Anchoring Neo cảm xúc
4 Belief Chaining Xâu chuỗi niềm tin
5 Belief Out framing Format Bẻ gẫy niềm tin
6 Calibration Hiệu chỉnh
7 Cause and Effect Distortions Nguyên nhân và Hệ quả
8 Chaining States Xâu chuỗi trạng thái
9 Changing Personal History Thay đổi lịch sử cá nhân
10 Chunking Truy cập các tầng thông tin
11 Circle Of Excellence Vòng tròn xuất sắc
12 Collapsing Anchors Đánh đổ Neo cảm xúc tiêu cực
13 Comparative Deletions Xóa bỏ So sánh
14 Complex Equivalence Phức hợp tương đương
15 Conflict Resolution Giải quyết xung đột
16 Conflicting Beliefs Integration Tích hợp niềm tin xung đột
17 Congruence Nhất quán
18 Conscious And Subconscious Ý thức & Tiềm thức
19 Conversational Hypnosis Đàm thoại Thôi miên
20 Conversational Postulate Đàm thoại Lập luận
21 Core Transformation Chuyển hóa lõi
22 Criteria Installation Cài đặt điều kiện
23 Decision Destroyer Phá hủy quyết định
24 Deletions Xóa bỏ
25 Distortions Bóp méo
26 Double Binds Ràng buộc kép
27 Ecology Check Kiểm tra sinh thái
28 Elicitation Of Learning Strategies Khơi gợi chiến lược học tập
29 Eliciting Subconscious Responses Khơi gợi phản hồi tiềm thức
30 Embedded Commands Lệnh nhúng
31 Emotional Pain Management Quản lý cảm xúc đau đớn
32 Extended Quotes Dẫn chứng mở rộng
33 Eyes paterm Mô hình mắt
34 Generalizations Khái quát hóa
35 Hierarchy Of Criteria Hệ thống cấp bậc tiêu chí
36 Hypnosis Thôi miên
37 Implied Causes Nguyên nhân bao hàm
38 Interrupting Limiting Associations Ngăn chặn giới hạn truy cập
39 Intonation Âm điệu
40 Kinesthetic Criteria Tiêu chuẩn cảm nhận
41 Lack of Referential Index Thiếu chỉ số tham chiếu
42 Linguistic Ambiguities Ngôn ngữ mơ hồ
43 Linking Words Liên kết từ ngữ
44 Like to Dislike Chuyển thích sang không thích
45 Logical Levels Các tầng tư duy
46 Meta Model Mô hình Meta
47 Meta Programs Siêu chương trình
48 Meta Transformation Siêu chuyển hóa
49 Meta-Model Challenging Siêu mô hình thách thức
50 Metaphors Ẩn dụ
51 Meta-Programs Identification Nhận dạng siêu chương trình
52 Meta-states Siêu trạng thái
53 Milton Model Mô hình Milton
54 Mind Reading Đọc suy nghĩ
55 Mirroring Phản chiếu soi gương
56 Modeling: Second Position Mô phỏng: Vị trí thứ 2
57 Modeling: States Of Excellence Mô phỏng: Trạng thái xuất sắc
58 Modeling: Third Position Mô phỏng: Vị trí thứ 3
59 Modality Mô thức
60 Nested Loops Vùng lồng nhau
61 New Behavior Generator Kiến tạo hành vi mới
62 Nominalization Danh từ hóa
63 Non-Verbal Cues Recognition Nhận dạng không lời
64 Parts Conflict Integration Hợp nhất các thành phần mâu thuẫn
65 Parts Negotiation Đàm phán nội tâm
66 Pattern Interrupt Mẫu ngắt đột ngột
67 Perceptual Positions Vị trí nhận thức
68 Phobia Cure Xóa bỏ ám ảnh
69 Phonological Ambiguities Âm vị mơ hồ
70 Presuppositions Tiền ngầm định
71 Punctuation Ambiguities Ngắt câu mơ hồ
72 Quotes pattern Mẫu định giá
73 Rapport: How To Create And Sustain Rapport Tạo thiện cảm: Cách tạo và duy trì thiện cảm
74 Rapport: Pacing & Matching Tạo thiện cảm: Đồng hành & Kết hợp
75 Rapport: Pacing and Leading Tạo thiện cảm: Đồng hành & Dẫn dắt
76 Re-Imprinting Tái gắn lại dấu ấn
77 Resolving Internal Conflicts Giải quyết xung đột nội tâm
78 Resourceful States Trạng thái đầy nguồn lực
79 Scope Ambiguities Phạm vi mơ hồ
80 SCORE Model Mô hình SCORE
81 Selectional Restriction Violations Hạn chế phạm vi lựa chọn
82 Self Anchoring Neo tự thân
83 Sensory Acuity Quan sát đa giác quan
84 Six Steps Reframing 6 bước đổi khung
85 Sleight Of Mouth: Content Reframing Ma thuật ngôn từ
86 Sliding anchors Neo trượt
87 Speed Coaching Huấn luyện nhanh
88 State Trạng thái
89 Strategy Chiến lược
90 State Of Consciousness Awareness Trạng thái Tỉnh thức
91 Submodalities Tiểu mô thức
92 Swish Pattern Thay đổi trạng thái, hành vi Swish
93 Syntactic Ambiguities Thuật ngữ mơ hồ
94 Tag Questions Câu hỏi đuôi
95 Universal Quantifiers Định lượng toàn thể
96 Using Rep Systems Sử dụng hệ thống phản hồi
97 Utilization Tận dụng
98 Values Hierarchy Identification Thang giá trị
99 Values Eliciting Khơi gợi giá trị
100 Values Sorting Sắp xếp giá trị
101

MỘT SỐ PHONG CÁCH ĐÀO TẠO NLP

Phong cách đào tạo NLP thì khá đa dạng, phụ thuộc khá lớn vào phong cách cá nhân của nhà đào tạo NLP, nhưng ta cũng có thể tạm chia ra làm 3 dòng chính.

  1. Đào tạo chuyển giao: có nghĩa là đào tạo chuyển giao các chương trình NLP nguyên gốc từ các tổ chức đào tạo NLP chính thống mà không làm sai lệch đi nguyên lý, quy trình, kỹ thuật gốc. Điểm mạnh của phong cách này là giữ được nguyên bản tinh thần gốc của NLP và những nguyên lý căn bản, người học nắm được nguyên lý và tạo dựng được nền tảng chắc chắn tạo cơ hội ứng dụng linh hoạt vào tùy theo mục đích của mình. Với phong cách này thì sự chuyển hóa có thể diễn ra chậm, phụ thuộc vào mức độ nhận thức, trải nghiệm, nhu cầu, nguồn lực … của người học.
  2. Đào tạo chuyển hóa: khóa học được thiết kế ứng dụng các công cụ NLP để giúp người học thay đổi nhanh chóng một yếu tố nhất định nào đó. Với kiểu khóa học này thì có nhiều trải nghiệm mô phỏng để nâng cao sự chuyển hóa ngay lập tức trong khóa học. Điểm mạnh là nó tạo sự đột phá ngay lập tức nhưng nếu người đào tạo không lọc học viên thì cũng dễ gây ra hiệu ứng ảo tưởng sức mạnh nếu nền tảng của học viên chưa phù hợp.
  3. Đào tạo ứng dụng: khóa học được thiết kế sử dụng một số công cụ NLP nhất định nào đó kết hợp với các kiến thức đặc trưng để phát huy hiệu quả cho các mảng ứng dụng nhất định. Điểm mạnh là nó đánh đúng vào nhu cầu cụ thể và có các tiêu chí cụ thể để đánh giá sự thay đổi, nó chỉ phản ánh một phần sức mạnh của NLP qua công cụ mà khóa học áp dụng và hiệu quả trong lĩnh vực đó, do đó chưa giúp học viên có được cái nhìn toàn cảnh.

 

MỘT SỐ HIỂU LẦM NLP Ở VIỆT NAM
– NLP chỉ dành cho những người có khát vọng thành công lớn.
– Người NLP phải làm ăn to nói lớn và những điều vĩ đại.
– Học NLP lúc nào cũng phải nhảy nhót hò hét.
– Người NLP là người thể hiện, tỏa sáng.
– NLP thao túng người khác như đa cấp biến tướng.
– Dân NLP là dân ảo tưởng sức mạnh.
– NLP chỉ phù hợp với những người hướng ngoại.
– Nhận được chứng chỉ Master NLP là người xuất chúng rồi.
– Người giỏi NLP phải là người giàu có.
– Đã là người NLP phải tránh xa những người tiêu cực
– …
Còn rất nhiều những hiểu lầm khác nữa, trong khuôn khổ bài viết tôi chưa liệt kê hết và giải nghĩa chi tiết được. Hẹn các bạn ở các bài viết chuyên biệt hơn.

MỘT SỐ TỔ CHỨC NLP UY TÍN THẾ GIỚI: 

  1.  NLPU (NLP University) – Trường Đại học NLP
  Người đứng đầu: Robert Dilts
Website: http://www.nlpu.com

 

2. ABNLP (American Board of NLP) – Hiệp hội NLP Hoa kỳ

  Người đứng đầu: Tad James
Website: http://www.abh-abnlp.com

 

3. NLP Academy  – Học viện NLP

  Người đứng đầu: John Grinder
Website: http://www.nlpacademy.co.uk

 

4. Pure NLP

  Người đứng đầu: Richard Bandler
Website: https://www.purenlp.com

 

CÁC SÁCH NLP CÓ THỂ THAM KHẢO:

Ở Việt Nam chưa có nhiều đầu sách về NLP nhưng các bạn có thể tham khảo các quyển sách về NLP sau:

Tuy nhiên, NLP là bộ môn cần được trải nghiệm nên việc đọc sách là chưa đủ. Nếu bạn muốn trở thành một nhà thực hành NLP chính thống hãy tham gia các khóa học chính thống của những nhà đào tạo NLP được ủy quyền.

 

Bình luận (0)

Leave a Reply

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. (Your email address will not be published.)