HomeGóc chuyên môn

TÓM LƯỢC LỊCH SỬ CỦA THÔI MIÊN

TÓM LƯỢC LỊCH SỬ CỦA THÔI MIÊN
Like Tweet Pin it Share Share Email

TÓM LƯỢC LỊCH SỬ CỦA THÔI MIÊN

Trước khi chúng ta thảo luận thôi miên làm việc như thế nào, tôi muốn chia sẻ với bạn về lịch sử của thôi miên, như vậy bạn sẽ có một sự nhìn nhận đúng về nghệ thuật phía sau các kỹ thuật. vào đầu những năm 1860, Pierre Janet, Alfred Biner và Charles Fere bắt đầu sử dụng trạng thái thôi miên sâu để tạo ra các hiện tượng thôi miên. Những thí nghiệm ban đầu này đã thành công đáng kinh ngạc.

Ví dụ, thôi miên được sử dụng để gây ra một thương tổn trên cánh tay của một chủ thể và sau đó làm cho nó biến mất. Những nghiên cứu đầu tiên này đã có những gợi ý to lớn cho việc chữa lành cơ thể con người. Bởi vì Tiềm thức điều khiển cơ thể, thôi miên dẫn chúng ta đén những khả năng đáng kinh ngạc cho việc chữa lành cơ thể.

Thôi miên được thực hành qua hàng ngàn năm qua. Có một bằng chứng trong các văn bản tiếng Phạn cổ xưa về việc sử dụng các trạng thái thôi miên để chữa lành và những ngôi đền chữa lành tại Ấn Độ. Những cuốn sách giấy cói của người Ai Cập cổ xưa có nói đến việc sử dụng các ngôi đền ngủ và việc sử dụng thôi miên cho việc chữa trị.

Vào những năm 1500. Paracelsus, bác sĩ người Thụy Sĩ, người đã phát hiện ra cách dùng thủy ngân chữa bệnh, giang mai, cũng là bác sĩ đầu tiên được biết đến dùng nam châm để chữa trị. Nhiều người được chữa khỏi nhiều căn bệnh bằng phương pháp dùng nam châm của Paracelsus.

Vào những năm 1600, một người Ailen có tên là Valetine Greatrake đã chữa trị cho mọi người bằng cách đặt tay lên người họ và di chuyển nam châm trên cơ thể họ. Họ gọi ông Greatrakes là “Người Ailen vuốt ve vĩ đại” và ông nổi tiếng với việc vuốt ve hoặc xoa bóp các vấn đề ra khỏi  cơ thể.

Vào năm 1725, một tu sĩ tên Maximilian Hehl sử dụng nam châm để chữa trị cho người khác. Ông ta có lẽ đã không được biết đến nếu không nhờ đến một trong những sinh viên của ông, một bác sỹ trẻ từ Vienna có tên là Franz Anton Mesmer. Mesmer đem nam châm quay về Vienna để sử dụng cho việc luyện tập. Trong thời kỳ đó. Một trong những thử thách chính trong y khoa là việc trích máu. Mesmer mở tĩnh mạch của một bệnh nhân và cho máu chảy ra trong chốc lát. Khi quá trình hoàn thành, ông đặt một cục nam châm lên vết cắt và máu ngừng chảy. Một ngày, Mesmer đang làm cho một bệnh nhân chảy máu, ông với tay lấy cục nam châm nhưng không thấy ở đâu cả. vì vậy ông lấy một cái que đặt lên vết cắt của bệnh nhân và máu ngừng chảy. Ngày nay chúng ta biết rằng theo khía cạnh của thôi miên, việc đặt nam châm hay một cái que đơn giản là một ám thị phi ngôn ngữ tạo ra dấu hiệu và như vậy làm cho máu ngừng chảy.

Sau những thành công ban đầu, Mesmer đã đưa ra một tuyên bố đẫn đến một sự tranh cãi lớn sau này, ông nói rằng không phải năng lượng của nam châm làm cầm máu mà năng lượng của nam châm đến từ bệnh nhân. Ông gọi đó là Từ học động vật (Animal magnetism)

Mức độ năng lượng truyền tải trong thuật thôi miên không thể phát hiện được bởi các thiết bị dùng để đo lường từ học theo quy ước thời đó, và cái tên Từ học động vật cuối cùng đã làm mất uy tín của Mesmer.

Lúc đang ở giai đoạn đỉnh cao ở Vienna, Mesmer chuyển đến Paris và trở thành người được yêu mến trong giới quý tộc Pháp. Vào cuối những năm 1700, ai cũng muốn gặp Mesmer để được chữa bệnh bằng nam châm. Mesmer nổi tiếng đến mức mà cộng đồng y khoa thời đó đã thách thức các phương pháp của ông và tuyên bố rằng ông là một tên lừa gạt.

Mesmer sau đó đã phạm một sai lầm tệ hại khi yêu cầu Đức vua của Pháp thành lập một Ban điều tra. Ban ngày có nhiệm vụ điều tra xem liệu Từ học động vật có tồn tại hay không. Ban gồm 03 người được biết đến tận ngày nay là nhà hóa học tiên phong Lavioisier; một người Mỹ nổi tiếng là Benjamin Franklin; và một bác sỹ y khoa là chuyên gia trong lĩnh vực kiểm soát chấn thương có tên là Guillotin. Khi trình bày quan điểm chính của mình, Franklin đã nói rằng “Theo tôi thì Mesmer không tuân theo bất kỳ một nguyên tắc nào cả. Bởi vậy, thôi miên chắc chắn là một sự lừa gạt.”

Mesmer, do vậy đã bị mất uy tín, rời Paris và trở về Vienna để luyện tập thôi miên hoặc Từ học động vật. Từ năm 1795 đến 1985 , khái niệm năng lượng như một dạng nghệ thuật chữa lành đã bị bỏ rơi ra khỏi ngành tâm lý và y khoa phương Tây.

Tuy nhiên, về khía cạnh nào đó, thôi miên vẫn được thực hành. Ông Marquis de Puseguyr ở Pháp đã tạo ra khái niệm “ somnambnulist”, nghĩa là người mộng du, từ mà chúng ta vẫn dùng ngày nay để miêu tả trạng thái sâu nhất của thôi miên. De Pusseguyr chọn thuật ngữ đó sau khi ông thấy rằng các chủ thể ở trong trạng thái thôi miên rất sâu thường mộng du. Tiến sĩ Ellionttson ở trường Đại học London đã áp dụng thôi miên vào việc thực hành của ông và gần như bị đuổi ra khỏi cộng đồng y khoa.

Khoảng năm 1840, một nhà phẫu thuật trẻ ở London tên là James Braid đi xem phần biểu diễn của một nhà thôi miên tên là La Fontaine. Trong thời kỳ đó, nhà thôi miên là Braid ngạc nhiên là mắt của chủ thể duy trì trạng thái nhìn chằm chằm lên trên, nhìn vào nhà thôi miên. Braid nhận ra tầm quan trọng của việc cố định vị trí mắt đối với việc tạo ra trạng thái thôi miên. Ông tạo ra một thuật ngữ mới để miêu tả trạng thái cố định này, gọi là thôi miên thần kinh( neuro – hypnosis).Braid quyết định rằng thôi miên không bao gồm sự chuyển năng lượng,. Ông phỏng đoán rằng thôi miên hoạt động đơn giản bởi vì ám thị làm cho bệnh nhân đi vào trạng thái thôi miên.

Jame Braid đã viết một cuốn sách đầu tiên về thôi miên năm 1843, có tiêu đề là Neurypnology. Trong cuốn sách đó, ông đã làm rõ sự cố định vào một điểm cụ thể hoặc một ý tưởng sẽ làm cho trạng thái thôi miên diễn ra. Thú vị là, Braid sau đó quyết định rằng  thôi miên (hypnosis)  không phải là một thuật ngữ đúng , và cố gắng đổi tên thành monoideaism, tuy nhiên tên này cũng không hơn cái tên neurypnology là mấy. Vì vậy, cái tên hypnosis(thôi miên)  vẫn tồn tại.

Trong cùng giai đoạn đó, James Esdaile, một bác sĩ ở Ấn Độ, đã viết một cuốn sách có tựa đề là Mesmerism. Esdaile phác họa việc sử dụng thôi miên trong quá trình kiểm soát và xóa bỏ nỗi đau. Ông phát triển những kỹ thuật trước khi có sự xuất hiện thuốc gây tê sau này được sử dụng rộng rãi trong phẫu thuật. Esdaile thực hiện trên 500 cuộc phẫu thuật, nhiều ca trong đó sẽ cực kỳ đau đớn nếu không có thuốc gây tê… và nhận thấy rằng nhiều bệnh nhân đã chữa lành với thời gian hồi phục nhanh hơn bình thường. Một số bác sĩ không tin tuyên bố của Esdaile và khi ông trở về từ Ấn Độ, ông gần như bị tống ra khỏi Tổ chức y tế Anh quốc vì đề nghị sử dụng thôi miên để kiểm soát nỗi đau.

Cuộc tranh cãi này có lẽ vẫn sẽ tiếp tục nhưng do chất gây tê được phát hiện ra gần như ngay lập tức sau khi Esdaile quay về. Với phát hiện này, nghiên cứu về kiểm soát nỗi đau chấm dứt.

Vào năm 1864, một bác sĩ có tên là Liebault ở thành phố Nancy, Pháp đã phát triển một hệ thống trị liệu bằng cách  sử dụng thôi miên. Một đồng nghiệp y khoa khác là Bernhein đã gửi một bệnh nhân bị đau thần kinh hông đến chỗ Liebault, và bệnh nhân được chữa trị trong đêm. Bernheim đã quyết định tìm hiểu cái được gọi là thôi miên này và ngay sau đó đã cộng tác với Liebault để thành lập trường thôi miên Nacy.

Chàng trai trẻ Sigmund Freud đã học cùng với Liebault và Berheim tại trường Nancy và bắt đầu sử dụng thôi miên trong việc thực hành của mình. Cuối cùng, Freud không dùng thôi miên nữa. Lý do được thông báo chính thức là có một bệnh nhân nữ đã nhảy tới hôn Freud, ông bị sốc và cho rằng thôi miên rất khó lường. Lịch sử thôi miên lại ghi nhận một lý do khác, đó là do việc Freud sử dụng cocain đã gây tổn hại cho răng và nướu của ông và làm cho ông không có giọng nói phù hợp với việc thôi miên.

So sánh với một nhà thôi miên xuất sắc tên là Breuer, Freud đã sáng tạo ra “ trị liệu nói” ( talking therapy). Freud nói rằng phương pháp trị liệu nói của mình không dành cho người nghèo. Nó tốn từ 100 đến 300 giờ điều trị. Trị liệu nói của ông trở thành phân tâm học, và điều này đã thay đổi lịch sử ngành tâm lý học của Châu Âu. Phân tâm học Freud trở nên tịnh hành trong tâm lý học đên nỗi việc dùng các kỹ thuật nào khác đều là không phù hợp. Kết quả là, thôi miên bị che khuất.

Vào năm 1890, ngay trước thời gian nổi lên của Freud. William James đã viết cuốn sách đầu tiên cụ thể về tâm lý học, một tác phẩm gồm 2 tập có tên là  Nguyên lý của Tâm lý học. Đây là cuốn sách phải đọc nếu bạn muốn thực hành Thôi miên, Lập trình ngôn ngữ tư duy hay bất kỳ loại hình chữa trị nào với khách hàng.

Vào đầu thế kỷ 20, hai trường phái chính của tâm lý học phát triển. Một mặt, những người ủng hộ Freud, trong đó có Jung và Adler, những người bị ảnh hưởng bởi Freud đã lập thành mọt nhánh phân tích của tâm lý học. Mặt khác, có những nhà theo thuyết hành vi, những người này chống lại quy trình phân tâm học của Freud.

Thuyết hành vi đã xuất hiện từ một bác sĩ ít được biết đến người Mỹ là William Twitmeyer, ông nhận thấy rằng nếu gõ vào đầu gói của một bệnh nhân bằng một cái búa thì đầu gối sẽ giật mạnh. Năm 1902, Twitmeyer đã viết một bài báo trên tờ Tạp chí của Hiệp hội y tế Hòa Kỳ  là “Phản ứng giật mạnh đầu gối”. Được nói đến trong phần thứ hai của bài báo và hầu như bị bỏ qua là một phần quan sát thú vị: sau khi thử việc gõ đầu gối nhiều lần với bệnh nhân, Twitmeyer nói với bệnh nhân là ông sẽ gõ đầu gối thêm một lần nữa nhưng ông đã dừng búa trước khi chạm vào đầu gối. Và đầu gối vẫn giật mà không cần phải gõ! Đây là một ví dụ minh họa của quá trình kích thích – phản xạ.

Giới y khoa Hoa Kỳ có thể đã bỏ qua tầm quan trọng của bài viết của Twitmeyer, nhưng một nhà nghiên cứu người Nga là Ivan Pavlow đã đọc bài viết và bị thu hút. Hai năm sau, vào năm 1904, Pavlov đã xuất bản bài viết đầu tiên về “Phản xạ có điều kiện” với Hội Y khoa Nga, mô tả chi tiết thí nghiệm của ông với những chú chó. Tâm lý học đã phát triển theo những cách khó giải thích được.

Nghiên cứu tiếp tục diễn ra ở cả 2 bờ Đại Tây Dương, tại trường Harvard, Bois Sidis đã viết tác phẩm Tâm lý học củ Ám thị( The psychologi of Suggestion), đến bây giờ vẫn là một dấu ấn trong lĩnh vực này. Tại Anh, Mine Vramwell đã viết Lịch sử của Thôi miên ( History of Hypnosis) vào năm 1903. Ông mô tả các kỹ thuật thôi miên của những người đi trước. Điều này làm cho cuốn sách của ông trở thành một nguồn tham khảo hữu ích.

Đầu thế kỷ 20 không chứng kiến những sự phát triển mạnh mẽ của ngành thôi miên đứng trên góc độ y tế và tâm lý học cho đến năm 1943, khi Clark Hull tại đại học Yale xuất bản tác phẩm kinh điển về Thôi miên và Ám thị. Cuốn sách này là một trong những nghiên cứu tâm lý học đầu tiên về thôi miên. Một trong những quan sát quan trọng nhất của Hull là “ Bất kỳ điều gì có tính chất thôi miên đều có thể tạo ra trạng thái thôi miên”. Đây là một nguyên lý nền tảng, làm cho bất kỳ thứ gì cũng có thể tạo ra trạng thái thôi miên. Theo quan điểm này, NLP và thậm chí là sự hình dung đều là thôi miên.

Nhiều người thực hành trị liệu nói rằng “ Tôi không dùng trạng thái thôi miên, tôi chỉ sử dụng thư giãn” hoặc “ Tôi không dùng thôi miên, tôi chỉ tạo ra sự hình dung.” Clark Hull sẽ nói rằng “ Cả hai điều đó đều có tính chất thôi miên. Bởi vậy, chúng tạo ra trạng thái thôi miên.”

Kết quả hình ảnh cho EricksonHull còn được chú ý vì là người ảnh hưởng lên Milton Erickson, người đang tiếp tục một số nghiên cứu trước đây của Hull. Erickson đã thực hành thôi miên từ năm 1920 đến 1980 cho 14 khách hàng một ngày trong 60 năm. Kến thức uyên thâm của Erickson đã thay đổi bộ mặt của thôi miễn mãi mãi. Chúng sẽ được phân tích trong cuốn sách này.

Grorge Estabrook là một tác giả lớn khác, người có những kỹ thuật mà chúng ta sẽ nghiên cứu. Trong khi Erickson hoàn chỉnh hướng tiếp cận gián tiếp/ cho phép với thôi miên. Estabrooks là điển hình cho hướng tiếp cận trực tiếp/ độc đoán. Chúng ta sẽ nghiên cứu cả hai hướng tiếp cận, cũng như một số hướng khác nhằm có thể hướng tới một sự thông suốt để hỗ trợ tất cả các khách hàng. Hướng tiếp cận gián tiếp/ cho phép sẽ mang đến thành công cho một số khách hàng, hướng tiếp cận trực tiếp/ độc đoán sẽ thành công với một số khác. Bởi thế, có kỹ thuật của cả hai hướng tiếp cận sẽ hữu ích cho chúng ta trong việc dẫn dắt vào trạng thái thôi miên.

Năm 1957, Andre Weitzenhoffer đã viết cuốn  Những kỹ thuật chung của Thôi miên,  một trong những cuốn sách quan trọng về thôi miên. Một nhân vật quan trọng khác trong ngành thôi miên từ năm 1950 là Dave Elman. Ông đã tạo ra một bộ dẫn nhập thôi miên mạnh mẽ, cung cấp một hướng tiếp cận khác ngoài hướng tiếp cận của Rrickson hay Estabrooks.

Leslie LeCron vào năm 1964 cũng là một người đột phá. LeCron đã phổ biến dấu hiệu ngón tay vô thức (ideomotor finger signals). Những người thực hành NLP cũng như những nhà thôi miên trị liệu sử dụng những dấu hiệu này nhưu là một cách giao tiếp và xây dựng sự hòa hợp với tiềm thức thông qua việc hỏi để có câu trả lời. Chúng ta sẽ khám phá một số dấu hiệu vô thức của LeCron và làm thế nào sử dụng chúng trong việc giúp sinh viên cải thiện điểm số.

Jeffrey Zeig, người đứng đầu tổ chức Erickson tại Phoenix. Và Ernest Rossi là hai tác giả lớn đương thời và là nhà nghiên cứu về thôi miên của Erickson. Zeig và Rossi kế thừa và giữ cho di sản tồn tại. Đóng góp của họ được thừa nhận bởi các nhà tâm lý học, bác sĩ thần kinh, và những người thực hành trên toàn thế giới, những người sử dụng phương pháp gián tiếp/ cho phép cũng như các kỹ thuật trực tiếp/ độc đoán.

 

Bình luận (0)

Leave a Reply

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. (Your email address will not be published.)